Sử dụng Bánh chưng

Bánh chưng chấm mật mía

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.

Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó. Cách cắt bánh vuông như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau. Ngoài ra cũng thường thấy cách cắt bánh chưng vuông theo phương ngang và khi đó các miếng bánh ở giữa sẽ nhiều nhân hơn. Bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh".

Bánh chưng thường được ăn cùng với dưa hành, nước mắm, xì dầu rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Bánh chưng cũng có thể được chấm với mật mía, đặc biệt ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh[5][6].

Đồng dao Việt Nam có câu:

"...Lấy đôi đũa đỏCho thầy gãi lưng.Bóc đồng bánh chưngCho thầy chấm mật..."

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bánh chưng http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2002/02/3B9B8E... http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2003/03/3B9C61... http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/tu-che/bep-nuc/9... http://web.archive.org/web/20080208123600/http://w... http://dantri.com.vn/c20/s20-554637/lang-mat-mia-v... http://laodong.com.vn/an-choi-nhay-mua/doc-dao-huo... http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=de... http://laichau.gov.vn/view/tin-cac-dia-phuong/deo-... http://toquoc.vn/Sites/DesktopModules/Print/printN...